Hiện nay có nhiều bạn đưa website từ localhost lên hosting, tức là từ bản dưới máy tính lên website gặp nhiều vấn đề rắc rối khi thực hiện. Ví dụ như thay đường dẫn tên miền, cấu hình lại thông số phù hợp để website hoạt động,… và các vấn đề khác thì ở bài này mình sẽ chia sẻ đôi chút về công việc đưa website từ localhost lên hosting của các bạn.
Điều đầu tiên bạn cần phải hiểu hosting là gì, tính năng của hosting, các công cụ của hosting, phần mềm dùng cho việc đưa website từ local lên hosting,… và nhiều tiện ích khác. Nhưng hiện nay đối với người quản trị hay developer quen thuộc thì sẽ có cách xử lý nhanh và gọn còn nếu bạn chưa biết thì cần phải chú ý từng thao tác, mỗi thao tác là một phần nhất định, làm sai là bạn sẽ phải làm lại từ đầu.
Sau đây mình xin chia sẻ với các bạn các điều cần thiết trong việc upload code website lên hosting của bạn.
- Như thói quen mình dùng thì mình sẽ xài phần mềm Filezilla để đưa code lên hosting và dễ quản lý hơn. Còn nếu bạn nào mà không biết hay không quen nó thì bạn có thể sử dụng tính năng upload của chính hosting. Hosting nào cũng có công cụ upload nhưng khi đó bạn cần phải đóng gói code website của bạn thành một file zip. Sau khi đưa lên bạn lại phải tiến hành giải nén thì mới được và tiết kiệm công việc không phải up từng file. Đối với FileZilla và các phần mềm tương tự việc up từng file thì bạn sẽ chọn cả toàn bộ các file và thư mục và cho nó up lên, trong thời gian nó up chỉ cần chờ đợi là xong hoặc đóng gói rồi up xong lại giải nén cũng được luôn. Nhưng mình khuyên các bạn là đưa lên các file và thư mục dạng đơn lẻ thay vì đóng gói.
- Nếu hosting của bạn cho import file sql dung lượng thấp mà database ở bản localhost vượt mức cho phép thì bạn sử dụng công cụ: SQLDumpSplitter. Bạn tải về và giải nén nó sau đó dùng nó chia sẻ dung lượng thành bao nhiêu file tùy ý bạn phù hợp với hosting và tiến hành upload dần dần là xong.
- Khai báo lại đường dẫn tên miền trong database
- Đối với wordpress bạn vào wp_options gồm siteurl và home (wp là tùy theo prefix bạn đặt)
- Đối với nukeviet thì bạn nv4_config trong phần my_domains bạn điền lại url (nv4 là do bạn đặt prefix)
- Các mã nguồn khác cũng tương tự
- Tiếp đến là bạn cấu hình file config
- Đối với wordpress bạn chỉnh sửa file wp-config.php
- Bạn thay DB_NAME, DB_USER, DB_PASSWORD tương ứng với thông tin bạn tạo database trên hosting
- Đối với nukeviet bạn sửa file file config.php và global_config.php trong thư mục data/config.
- File config.php bạn khai báo lại thông tin: dbname, dbsystem, dbuname, dbpass.
- File global_config.php bạn tìm tới dòng khai báo “$global_config[‘my_domains’]=” bạn điền lại tên domain.
- Đối với wordpress bạn chỉnh sửa file wp-config.php
- Tiếp đến là đổi đường dẫn thư mục đăng nhập admin để bảo mật phần đăng nhập tài khoản điều hành
- Tiến hành CHMOD lại các thư mục web sao cho đúng để website có thể hoạt động lại bình thường
- Tiếp theo là tất cả đường dẫn có trong website như menu, link trong bài viết, link ảnh là bạn cần phải thay vì trong quá trình bạn thêm dữ liệu chèn link text hay link ảnh nó sẽ lưu ở dạng tuyệt đối và khi lên web link đó vô tác dụng và bạn cần phải thay đổi lại.
Đó là những thứ cơ bản mình muốn chia sẻ với các bạn, ngoài ra còn nhiều cái nâng cao để đảm bảo website củ bạn hoạt động tốt hơn cũng như bảo mật tốt hơn sẽ được chia sẻ ở các bài sắp tới. Chúc các bạn thành công!